Phế liệu thu hồi là một phần của quá trình sản xuất hàng hoá và được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Bởi lẽ, nó gián tiếp phản ánh lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc sản phẩm đã hoàn thành. Từ đó, có mối liên quan nhất định đến giá vốn hàng bán và chi phí sản xuất của sản phẩm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về phế liệu thu hồi là gì và các loại phế liệu thu hồi đang có mặt trên thị trường. Cùng theo dõi nhé!
Phế liệu thu hồi là gì?
Nội dung
Theo định nghĩa tại Điều 3 khoản 13 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, phế liệu thu hồi là những vật liệu bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, được thu hồi để tái chế hay dùng làm nguyên liệu sản xuất tùy theo khái niệm lĩnh vực khoa học và pháp lý.
Tùy vào nguồn gốc, phế liệu thu hồi được chia thành 2 loại là phế liệu thu hồi nhập kho và phế liệu thu hồi từ sản xuất. Việc định khoản phế liệu thu hồi sẽ được tiến hành theo quy định của thông tư 200 do Thủ tướng chính phủ ban hành.
Xem thêm: Chất Thải Rắn Là Gì? Quy Định Về Chất Thải Rắn Hiện Nay
Các loại phế liệu thu hồi trên thị trường
Sau khi đã nắm vững khái niệm phế liệu thu hồi là gì, cùng tìm hiểu cụ thể về những loại phế liệu thu hồi trên thị trường qua phần dưới đây:
Phế liệu thu hồi nhập kho
Phế liệu thu hồi nhập kho được hiểu là những phế liệu phát sinh do quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoặc xuất phát từ sinh hoạt hằng ngày. Theo đó, phòng kế toán sẽ tập hợp và phân bổ chính xác chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán (hoặc đối tượng tính giá thành). Đồng thời, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí sản xuất, tính toán giá thành công xưởng.
Phế liệu thu hồi nhập kho là thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, nó gián tiếp phản ánh lượng sản phẩm nhập kho (sản phẩm tiêu thụ) hay dịch vụ được hoàn thành. Phòng kế toán sẽ làm nhiệm vụ tổng hợp và cung cấp các tài liệu cần thiết cho lãnh đạo cũng như những phòng ban liên quan.
Giá vốn hàng bán là khái niệm được định nghĩa cụ thể trong thông tư 200. Theo đó, nó được hiểu là toàn bộ các chi phí để tạo ra một sản phẩm (bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất doanh nghiệp).
Phế liệu thu hồi từ sản xuất
Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất được hiểu đơn giản là phế liệu phát sinh do thi công, gia công và sản xuất. Chúng cũng có thể xuất phát từ doanh nghiệp và quá trình thải loại của nhà máy. Quá trình hạch toán được tiến hành tương tự như phế liệu thu hồi nhập kho.

Định khoản phế liệu thu hồi
Theo thông tư 200, định khoản phế liệu thu hồi được tiến hành như sau:
- Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hoá. Đây là tài khoản phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá đã bán ra trong một kỳ kế toán doanh nghiệp. Tài khoản này thường được sử dụng để hạch toán cho hàng hoá, vật tư, phế liệu thu hồi, lương thực,…
- Tài khoản 5112: Doanh thu bán thành phẩm. Ý nghĩa của tài khoản này tương tự như tài khoản 5111 nhưng được dùng chủ yếu trong ngành sản xuất vật chất: Công – nông – ngư – lâm nghiệp,…
- Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ. Tài khoản này có ý nghĩa giống như tài khoản 5111 nhưng chủ yếu dùng trong ngành kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, kiểm toán, dịch vụ công cộng,…
- Tài khoản 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá. Đây là tài khoản dùng để phản ánh các doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm dịch vụ, hàng hoá theo yêu cầu của Nhà nước.
- Tài khoản 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản và đầu tư. Tài khoản này phản ánh doanh thu cho thuê, bán hoặc thanh lý bất động sản và đầu tư.
- Tài khoản 5118: Doanh thu khác. Tài khoản này phản ánh các khoản doanh thu khác không thuộc những khoản doanh thu kể trên như doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ dụng cụ,…
Hy vọng thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về phế liệu thu hồi là gì, các loại phế liệu thu hồi trên thị trường cũng như cách định khoản chúng theo quy định của thông tư 200.
Tham khảo thêm: Rác Tái Chế Là Gì ? Hiện Trạng Phân Loại Rác Hiện Nay
Trả lời